Tóm tắt: Hiện nay, trên các phương tiện thông tin truyền thông, nhất là mạng xã hội, các thế lực phản động, phần tử cơ hội chính trị tung ra đủ mọi “lý lẽ” đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Mục địch của chúng là chia cắt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và lực lượng vũ trang nhằm tiến tới đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ thể chế chính trị. Để làm thất bại âm mưu của thế lực thù địch, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng với Nhà nước và lực lượng vũ trang, cần phải phản bác sự phi lý của luận điệu này bằng những lập luận khoa học và căn cứ thực tiễn thuyết phục.
Từ khóa: Lực lượng vũ trang, Đảng cộng sản Việt Nam, phi chính trị hóa.
“Bản chất phản động của luận điệu phi chính trị hoá lực lượng vũ trang”
Thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, các đế quốc tư bản ráo riết triển khai thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm mục đích phá hoại từ sâu bên trong thể chế chính trị ở nước ta. Một trong những chiêu bài được các đối tượng hướng mũi nhọn thực hiện trong suốt thời gian qua đó là tập trung tấn công vào “tính chính trị”, “tính Đảng” trong lực lượng vũ trang với luận điệu đòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, hướng lái CAND, QĐND đứng ngoài chính trị, phủ nhận sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng Cộng Sản với lực lượng này. Trên cơ sở đó, thúc đẩy “xã hội dân sự”, “đa nguyên đa đảng”, phá hoại thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã phải hy sinh xương máu để có được.
Luận điệu “phi chính hóa lực lượng vũ trang” xuất hiện lần đầu tiên vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bởi các nhà cầm quyền và học giả tư sản phương Tây. Trên cơ sở chế độ đa nguyên, đa đảng, luận điệu này được sử dụng như phương tiện hạn chế sự can thiệp của quân đội vào chính trị, phục vụ tranh chấp quyền lực giữa các đảng phái, tạo điều kiện cho giới tư sản tiếp tục nắm quyền lực. Ở Việt Nam hiện nay, luận điệu này tiếp tục được các đối tượng chống phá, thù địch sử dụng như bước đầu tiên để phá hoại thành quả cách mạng, chuyển hóa thể chế chính trị. Bản chất của luận điệu này nằm ở chỗ muốn chuyển hóa lực lượng vũ trang ở nước ta từ quân đội, công an của giai cấp công nhân, của Nhân dân, sang kiểu quân đội tư bản, nhà nghề, tay sai cho giai cấp tư sản. Chúng thường xuyên rêu rao nội dung “quân đội, công an trung lập”…với những luận lý tưởng như hợp lý nhưng “sặc” mùi dối trá, phản động như: “quân đội đứng ngoài chính trị”, “CAND, QĐND chỉ cần bảo vệ sự toàn vẹn của quốc gia chứ không phải bảo vệ chế độ”,…Cùng với đó, các thế lực thù địch cũng đẩy mạnh việc xây dựng “xã hội dân sự”, tạo nên những tổ chức chính trị tự xưng nhằm tranh giành quyền lực với Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cao hơn nữa là xóa bỏ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và lực lượng vũ trang, vô hiệu hóa “tấm khiên” bảo vệ Đảng, từng bước chuyển đổi thể chế nước ta theo mô hình tư bản chủ nghĩa kiểu hiện đại như đã từng làm với Liên Xô.
Vạch trần tính phản động của luận điệu này, Ph.Ăngghen đã từng viết: “không có cảnh sát, nhà nước không thể tồn tại”. Sau này trên sở sở đó, V.I. Lênin tiếp tục gay gắt phê phán:
"Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội và chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân, giả nghĩa của giám sát tư sản và chế độ Nga hoàng, bọn này bao giờ cũng quân đội vào chính trị phản động”
Vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con đường đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước, chủ tịch Hồ Chí Minh xác định mối quan hệ giữa lực lượng vũ trang và Đảng cộng sản là mối quan hệ gắn kết không thể tách rời:
Quân đội mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại vô hại”
“Lực lượng CAND là bộ phận của bộ máy nhà nước dân chủ…công an phải bảo vệ dân chủ và thực hiện chuyên chính với những kẻ chống lại dân chủ của nhân dân”
|
Bước đi “góp ý”, “đòi” trung lập hóa, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là bước đi cực kỳ nguy hiểm của thế lực thù địch bởi một khi chúng tách được lực lượng vũ trang ra khỏi Đảng Cộng Sản thì việc hướng lái thể chế chính trị, đa nguyên, đa đảng chỉ là vấn đề thời gian. Sự dối trá của luận điệu này sớm đã bị vạch trần, tuy nhiên, dưới nhiều lớp vỏ bọc ngày một vi tế, đội lốt “nhân quyền”, “dân chủ”, âm mưu này đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề ở nhiều quốc gia. Bài học từ Liên Xô vẫn còn đó, khi để các đối tượng thành công không chỉ thành quả cách mạng mà hơn cả chính Nhân dân là chủ thể phải gánh chịu hậu quả. Vì vậy, cần triệt để diệt tận gốc những mầm mống đe dọa này.
“Phương thức thủ đoạn phi chính trị hoá lực lượng vũ trang ở Việt Nam hiện nay”
“Việt Nam cần phi chính trị hóa quân đội, công an”, “Hãy để lực lượng vũ trang trung lập về chính trị”, “Nguy hại của quyết tâm không phi chính trị hóa quân đội”...là những luận điệu hằng ngày được bọn phản động, thù địch rả rích tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau. Qua công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng có thể nhận diện một số “đối tượng” thường xuyên chống phá cách mạng, cụ thể như sau:
+ Một là những chính trị gia, “nhà lý luận” tư sản với ý thức hệ tư bản chủ nghĩa luôn có sự thù địch với các quốc gia theo hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa;
+ Hai là nhóm tàn dư của chế độ ngụy quân, ngụy quyền VNCH ở nước ngoài.
+ Ba là một số tri thức, văn nghệ sỹ bị “nhồi nhét” bởi những quan điểm tư bản phương Tây dẫn đến suy thoái về tư tưởng, đạo đức. Lợi dụng sự hiểu biết và tầm ảnh hưởng của mình, những đối tượng này đi tuyên truyền những quan điểm chống phá gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đáng tiếc nhất, trong số này có cả một vài cán bộ cấp cao trong hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản, sau khi nghỉ hưu hoặc bị kỷ luật đã sa vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Họ thành lập những câu lạc bộ, hội, nhóm để chống phá chính đất nước, quê hương của mình bằng cách tấn công vào nền tảng tư tưởng, xuyên tạc bản chất chính trị của quân đội, công an;
+ Bốn là những tổ chức phản động được sự hậu thuẫn của nước ngoài như: Việt Tân…
+ Năm là những người có nhận thức chính trị non kém. Họ có thể là sinh viên, công nhân, nhân viên,…Đặc điểm của những người này là thiếu hiểu biết về chính trị, nhận thức mơ hồ, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, dễ bị kẻ địch mua chuộc, lợi dụng lại bị truyền thông bẩn của tư bản lợi dụng, gài cắm ý thức về “tự do quá chớn”, “bình đẳng kiểu tư sản”, “đa nguyên đa đảng”,…nên mới thực hiện đòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” chứ không hiểu rõ bản chất của luận điệu này.
Để đạt được mục đích chống phá, những đối tượng vừa được “điểm tên” trên thường xuyên sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Không còn đơn thuần trực tiếp đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước mà hiện nay những luận điệu này được ngụy trang dưới lớp vỏ bọc nhân danh “dân chủ”, “vì lợi ích người dân”. Có thể kể đến những thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên áp dụng ở Việt Nam hiện nay như:
+ Xác định phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là một trong những nội dung cơ bản để hướng lái và chuyển hóa cách mạng Việt Nam.
+ Xuyên tạc về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phá hoại nền tảng tư tưởng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.
+ Tập trung cổ súy luận điệu “cần trung lập LLVT”, “xây dựng quân đội nhà nghề
+ Tấn công làm hoang mang, dao động trong cán bộ chiến sĩ.
+ Tập trung phá hoại nguyên tắc cơ bản, xóa bỏ công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
+ Xuyên tạc lịch sử, truyền bá những quan điểm xét lại lịch sử, cổ súy lối sống thực dụng, vật chất của chủ nghĩa tư bản.
+ Gây chia rẽ nội bộ giữa QĐND – CAND, giữa lực lượng vũ trang với các cơ quan trong hệ thống chính trị.
+ Thổi phồng những sai phạm của lực lượng vũ trang, phủ nhận, công sức, thành quả công tác bảo vệ và xây dựng đất nước.
Dưới những thủ đoạn xuyên tạc ngày một tinh vi, các đối tượng đang ngày càng lộ rõ ý muốn tách lực lượng vũ trang khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, chúng không biết rằng, mối quan hệ ấy không chỉ được hình thành trên cơ sở những luận cứ khoa học mà còn được minh chứng qua suốt dọc hành trình đấu tranh lịch sử của dân tộc.
“Đập tan âm mưu phi chính trị hóa lực lượng vũ trang – Đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng”
Năm 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời. Trước đó, khi giao nhiệm vụ thành lập đội quân chủ lực đầu tiên, Bác Hồ đã dặn đại tướng Võ Nguyên Giáp phải có chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo. Đường lối của Đảng dẫn đường, hòa quyện với khát vọng sục sôi giành độc lập dân tộc và hòa bình của nhân dân tạo thành một thứ sức mạnh cho một quân đội đủ sức chiến thắng những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới.
Kể cả khi đối mặt với những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, quân đội và nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản vẫn kiên cường chiến đấu, khiến hàng loạt “pháo đài bay – B52” của đế quốc phải rơi ngay trên chính mảnh đất hình chữ S. Nhân tố chính trị - tinh thần được phát huy đã trở thành cội nguồn sức mạnh của Quân đội, bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ luôn sẵn sàng đối mặt với khó khăn, gian khổ, không ngại hy sinh, quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Ra đời trong những ngày sục sôi khí thế Cách mạng Tháng Tám cách đây hơn 78 năm, lực lượng Công an nhân dân ngay từ những ngày đầu tiên được thành lập (ngày 19-8-1945) đã là lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, bảo vệ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo đảm an ninh trật tự, sự bình yên của nhân dân trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, thử thách “thù trong, giặc ngoài”, vận mệnh quốc gia “ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an nhân dân thực sự là đội quân tiên phong, nòng cốt trong đấu tranh chống phản cách mạng, chống gián điệp, phản động, phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ Đảng, chế độ, chính quyền cách mạng và nhân dân. Tất cả các cán bộ, chiến sĩ công an luôn cố gắng rèn luyện, phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng.
Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid 19 gây ảnh hưởng đến toàn thế giới, trong khi “quân đội nhà nghề kiểu tư bản” đứng ngoài thì ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang lại chính là những lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch. Lấy sự an toàn của Nhân dân làm trung tâm, khi Đảng và nhân dân cần đến, lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vượt qua khó khăn, thử thách đã hoàn thành xuất sắc công tác truy vết các trường hợp nghi nhiễm bệnh, bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình căng thẳng của dịch bệnh…Cùng với đó, lực lượng vũ trang cũng thực hiện hàng trăm lượt cung cấp thức ăn, thuốc chữa bệnh đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng trong thời gian phong tỏa. Hiếm có quân đội, công an tại một quốc gia nào không quản ngại khó khăn, nguy hiểm của dịch bệnh để gõ cửa từng nhà tặng những suất cơm, những nhu yếu phẩm đến tận tay người dân. Để khi dịch bệnh hoành hành, cả thế giới lại càng thán phục trước tình đoàn kết gắn bó, bền chặt giữa quân và dân Việt nam.

Để đấu tranh chống lại âm mưu “phi chính trị hóa” LLVT của các thế lực thù địch, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong LLVT và hơn cả là đảm bảo sự gắn kết máu thịt giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và lực lượng vũ trang, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với lực lượng vũ trang trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Thứ hai là, tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về bản chất giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ ba là, xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Thứ tư là, tăng cường mối quan hệ giữa lực lượng vũ trang với các cơ quan trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân.
Thứ năm là, đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên CNXH nói chung và về lực lượng vũ trang nói riêng.
Thứ sáu là, vận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng xã hội đẩy mạnh tuyên truyền về những hình ảnh tốt đẹp của lực lượng vũ trang để nhân dân hiểu được sự cống hiến của lực vũ trang, làm vững chắc lòng tin nữa niềm tin của quần chúng nhân dân vào chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Để đấu tranh làm thất bại âm mưu phi chính trị hóa lực lượng vũ trang đòi hỏi phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính chị. Với những luận cứ khoa học và minh chứng lịch sử rõ ràng, mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và lực lượng vũ trang là mối quan hệ không thể tách biệt. Trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam lực lượng vũ trang tiếp tục sẽ hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao, xứng đáng là tấm khiên vững chắc bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; tạo nền móng xây dựng và phát triển đất nước ngày một phồn thịnh.
Nguyễn Nhật Anh: Công an huyện Tiên Lữ