CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP, ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN LỮ LẦN THỨ XXVII, NHIỆM KỲ 2025- 2030, TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
Văn hóa - Xã hội
Đăng ngày: 04/02/2025 - Lượt xem: 59
LỄ DÂNG HƯƠNG KỈ NIỆM 112 NĂM NGÀY MẤT ANH HÙNG DÂN TỘC HOÀNG HOA THÁM (5/1/1913 – 5/1/2025 ÂM LỊCH)

Ngày 02/02/2025, UBND Thị trấn Vương tổ chức Lễ dâng hương kỉ niệm 112 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám (5/1/1913 – 5/1/2025 âm lịch).

Các đại biểu dự Lễ dâng hương

Dự buổi Lễ, về phía tỉnh có đồng chí Bùi Tiến Duy – Tỉnh ủy viên, Phó chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh; về phía huyện có các đồng chí: Nguyễn Văn Thơ – TUV, Bí thư Huyện ủy, Nguyễn Văn Cường – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện, các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND Thị trấn Vương và đông đảo người con quê hương, nhân dân và khách thập phương.

Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám, tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1858, quê ở làng Dị Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp, là cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt và kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Vượt lên trên tất cả ký ức hào hùng cuộc khởi nghĩa là hình ảnh của người thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám – Hùm Thiêng Yên Thế.

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Ninh tháng 3/1884, Hoàng Hoa Thám ra nhập nghĩa binh của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm. Tháng 4/1892, Đề Nắm bị Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế. Qua 10 năm chiến đấu với nghĩa quân Yên Thế từ năm 1884 – 1894, quân Pháp xâm lược phải gánh nhiều thiệt hại nặng nề. Tiêu biểu là các trận đánh ở Thung Lũng Hố Chuối năm 1890 và Đồng Hom năm 1892. Ngày 29/1/1909, Thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng là lực lượng lớn nhất lúc đó, do đại tá Ba Tay và đại thần Lê Hoan mở cuộc tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Cuộc chiến đấu không cân sức này đã làm cho nghĩa quân tổn thất nặng nề. Đến ngày 10/2/1913, Hoàng Hoa Thám bị giặc sát hại. Cuộc khởi nghĩa tuy bị dập tắt song đã để lại một trang sử hào hùng về truyền thống, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Đặc biệt là những nét độc đáo về chiến tranh du kích về xây dựng lực lượng, căn cứ làng xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp.

Sau khi được ôn lại lịch sử hào hùng của người Anh hùng  dân tộc Hoàng Hoa Thám, các đại biểu cùng nhân dân và du khách thập phương đã thực hiện nghi thức dâng hương và tế lễ tưởng niệm.  

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện, lãnh đạo Thị trấn và các đại biểu thực hiện nghi lễ dâng hương

 TRẦN THỊ THÌN TTVH VÀ TT HUYỆN

Tin liên quan